|
BÀI TRUYỀN THÔNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦATUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Thế nào là VỊ THÀNH NIÊN? Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là một vấn đề luôn được xãhội rất quan tâm, nếu không được tìm hiểu, cung cấp thông tin đúng cách sẽ dẫnđến nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức, việc học hành… của cácem. Chính vì vậy Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha trang cung cấp thêmthông tin về đặc trưng của tuổi vị thành niên giúp các em HSSV tìm hiểu kỹ hơnvề lứa tuổi của mình.
Nếu như ở độtuổi trẻ em, mọi thay đổi và phát triển diễn ra trong tình trạng phụ thuộc vàongười lớn (chủ yếu là bố mẹ) và người trưởng thành cần phải đạt được phươngthức tồn tại độc lập, vị thành niên là giai đoạn giao thoa: không còn là trẻcon nhưng cũng chưa phải là người lớn. Vị thành niên, như vậy, là giai đoạnchuyển tiếp giữa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành. Nhiều tác giảnhìn nhận tuổi vị thành niên như một giai đoạn khủng hoảng, có nghĩa là tronggiai đoạn này, cá thể đặt lại vấn đề, tự vấn lại bản thân về bản ngã, về cơ thểmình, về gia đình, nhà trường và xã hội. Cá thể không còn nhận thức được bảnthân mình nữa và người khác cũng nhìn nhận cá thể theo cách khác đi. Cá thể cảmthấy mình không được người khác và nhất là người lớn hiểu, điều này thường dẫnđến xung đột giữa các thế hệ. Những điều này khiến cho vị thành niên trở thànhmột giai đoạn khó khăn, tồi tệ, thậm chí đau khổ, nhưng cũng không có nghĩa làta sẽ nhìn nhận những khó khăn hay đau khổ này một cách tiêu cực. Vị thành niêncũng đồng nghĩa với việc nhận biết, học tập một cuộc sống mới vô cùng phongphú, đủ để người ta chiêm nghiệm cả đời; do đó, càng cần phải tìm cách giảiquyết cơn khủng hoảng ở giai đoạn này. Các chuyêngia cho rằng, vị thành niên là giai đoạn cá nhân học tập được rất nhiều điềumới mẻ. Trong khoảng từ 12 đến 20 tuổi, cá nhân học cách kiểm soát cách biểuhiện những xung năng mới xuất hiện do sự phát triển chức năng tính dục. TheoPhân tâm học, sau giai đoạn tiềm ẩn, trẻ bước vào thời kỳ dậy thì, tương ứngvới giai đoạn sinh dục. Đặc trưng của giai đoạn này là sự thức tỉnh các xungnăng tính dục, vị thành niên trở nên hưng phấn về mặt tình dục; đây là một điềuhết sức bình thường, sự hưng phấn này chính là cội nguồn của cảm giác thỏa mãnvà đôi khi của cảm giác không thoải mái. Cũng trong khoảng thời gian từ 12 đến20 tuổi này, chủ thể trải nghiệm những vai trò xã hội mới; vị thế xã hội củachủ thể thay đổi, cách mà người khác nhìn nhận chủ thể cũng khác đi. Chủ thểcũng phải cáng đáng một bản ngã mới, bởi vị thành niên là lúc mà người ta đặtra nhiều câu hỏi về bản ngã chủ quan của mình nhất: cảm giác mà chủ thể có về chínhmình, cách chủ thể nhìn nhận hình ảnh bản thân mình, các ý tưởng, các lựa chọncủa mình … Chủ thể cũng đặt dấu hỏi về nguồn gốc, tương lai, mối quan hệ củamình với người khác; chủ thể tìm câu trả lời ở những người xung quanh: nhómbạn, người yêu hay thậm chí thần tượng, các ngôi sao. Tất cả những băn khoănnày có vai trò lớn trong thời kỳ chuyển tiếp của chủ thể, chúng giúp vị thànhniên gây dựng nên bản ngã của riêng mình, định nghĩa riêng về bản thân mình. Vềmặt trí tuệ, chủ thể phát triển khả năng tư duy trừu tượng, theo lý thuyết củaPiaget. Mối quan hệgiữa vị thành niên và bố mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thế giới người lớnchưa phải là thế giới mà vị thành niên cảm thấy mình thuộc về, và vị thành niênluôn tìm cách bộc lộ bản thân mình trước người lớn. Vị thành niên tìm cách táchmình ra khỏi người lớn, đưa mình thoát ra khỏi liên kết phụ thuộc với gia đìnhvà thế giới người lớn. Tương tự, vị thành niên đôi khi tỏ ra chống đối để tìmkiếm sự độc đáo, để thể hiện mình cũng có mốt hay phong cách riêng. Sự chốngđối của vị thành niên cũng có khi là biểu hiện của xung đột nội tâm và của tấtcả các thái độ giúp vị thành niên tách khỏi thế giới người lớn. Trên thực tế,vị thành niên tìm cách khẳng định nhân cách, bản ngã riêng của mình. Một cách từtừ, vị thành niên sẽ tách khỏi cha mẹ để trở thành một người trưởng thành tựlập.
|
|