I/ CÁCH PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
Bạo lực họcđường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạmtrấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ratrong phạm vi trường học.
Bạo lực họcđường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinhhoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việctấn công bằng lời nói....
1/ 05 kỹ năng cơ bản để kêu cứu:
- Né tránh: Tảng lờ lời công kích; Không trao đổi ánh mắt; Đếm từ1 đến 5, hít một hơi thở sâu, bỏ đi thật nhanh.
- Đàm phán với sự thân thiện: Nói với giọng bình tĩnh,tốc độ chậm, rõ ràng; Nhìn thẳng khi nói chuyện.
- Đàm phán với sự cương quyết: Giọng nói quyếtđoán, tông cao; Nói với kẻ bắt nạt bằng các mệnh lệnh chủ động như: "Dừnglại ngay! Bạn đang làm tôi đau! Tôi không thích những gì bạn đang làm vớitôi!". Không sử dụng các mệnh lệnh bị động như: "Đừng đánh tôi! Xinhãy tha cho tôi!".
Cảnh báo hậuquả nếu hành vi bạo lực tiếp diễn: "Tôi sẽ báo với cô chủ nhiệm và bố mẹcủa tôi ngay!".
- Tìm sự hỗ trợ khẩn cấp: Cố gắng đứng thẳng, đầu ngẩng cao, dángđiệu tự tin (người rướn về phía trước, mắt mở to, nhìn thẳng không chớp); Đinhanh đến một nơi có đông người hơn; Trong trường hợp không thể chống cự, cuộntròn người để bảo vệ vùng ngực, bụng, hai tay che theo hình khiên để bảo vệ bộphận đầu và tai.
- Báo cáo: Thông báo ngay với một người đáng tin cậy như người thântrong gia đình, thầy cô giáo, hàng xóm, bạn thân… về sự việc; Thông báo với bấtkỳ người ngoài cuộc nào đang có mặt tại hoặc gần hiện trường: bảo vệ nhàtrường, bác lao công, người đi đường, bạn cùng lớp…
2/ Cách phòng tránh bạo lực họcđường:
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống: kỹnăng giao tiếp, ứng xử với người khác như: ngoan ngoãn lễ phép với ông bà,bố mẹ, với thầy cô giáo; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân và bạn bècũng như người khác, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực, nói không với bạolực ( không gây bạo lực, cổ động, kích động, bao che cho hành vi bạo lực, nóikhông với phim ảnh, video bạo lực
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phảikịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền đểkịp thời can thiệp và xử lí.
- Tuyên truyền, giúp đỡ cho bạn bè,gia đình hiểu rõ về bạo lực học đường và cách phòng tránh..
- Khi có vấn đề về bản thân, các mốiquan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với đối tượng khác nên chia sẻ cùng bạn bè,người thân và thầy cô để nhận được lời khuyên và giúp đỡ cần thiết kịp thời…
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầycô giáo luôn mạnh khỏe, chúc các em học sinh học tập tốt, chăm ngoan xứng đángcháu ngoan Bác Hồ…
II/TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNHỞ TRẺ EM:
Trẻ em hôm nay, thế giới ngàymai. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toànxã hội và của mọi gia đình. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” đãvà đang trở thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới và củaViệt Nam.
Đảng và Nhà nướcta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và đã cónhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy công tác BVCSGD trẻ em trong từngthời kỳ; Những năm gần đây công tác BVCSGD trẻ em ngày càng được xã hội quantâm nhiều hơn và đó đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thờigian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin các vụ bạohành trẻ em gây nhiều bức xúc và phẫn nộ trong dư luận.
1. Bạo hành trẻ em:
Làhành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác nhưlăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp phápluật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.
2. Các hành vi bạo hành bao gồm:
-Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áplực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự pháttriển của trẻ.
-Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,tính mạng của trẻ em.
-Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặchạn chế vệ sinh cá nhân, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.
-Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc,nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sởkinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
3. Hậu quả của hành vi bạo hành:
-Để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em
-Về thể chất: Đau đớn, thương tích, ảnh hưởng xấu đến phát triển cơ thể.
-Về trí tuệ: Học hành giảm sút, chậm phát triển trí tuệ.
-Về hành vi: Thụ động, ngại giao tiếp, rối loạn hành vi, hung hăng, cư xử bạolực với ngưới khác
-Về tâm lý: Mặc cảm, tự ti, mất lòng tin, thờ ơ, né tránh, gây rối nhiễu tâm lý.
-Làm xói mòn đạo đức gia đình và xã hội, gây bất ổn hoặc tan vỡ gia đình, ảnhhưởng xấu đến trật tự, an toàn của cộng đồng và xã hội
4. Phòng tránh bạo hành trẻ em
- Tăng cường sựkết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáodục, bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường vàphát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội, Hội. Cha mẹ phải là tấm gương tốt đểcon cái noi theo, có trách nhiệm với con cái. Chính quyền địa phương quan tâm,chăm lo cho trẻ em. Đặc biệt, cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ embị xâm hại, bạo lực.
- Hãy lên tiếng chống lại bạo lựctrẻ em. Không để trẻ em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bạo lực gây ra.
- Xây dựng môi trường sống an toàn, thânthiện cho trẻ em bằng việc thực hiện chương trình Giáo dục nuôi dạy con tốt.Đồng thời đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”.